Một trong những thiết bị điện không thể thiếu trong mỗi gia đình chúng ta đó chính là quạt điện. Với chức năng làm mát, thông gió đặc biệt là trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết về cấu tạo quạt điện cũng như nguyên lý làm việc của nó. Việc nắm bắt cấu tạo và nguyên lý quạt điện giúp ta có thể hiểu và khắc phục các lỗi cơ bản khi xảy ra sự cố cũng như biết vệ sinh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Cấu tạo của quạt điện gồm mấy phần chính?
Quạt được tạo thành từ rất nhiều chi tiết nhưng về cơ bản cấu tạo quạt điện gồm hai phần chính là cấu tạo phía bên ngoài và cấu tạo bên trong, cụ thể:
Cấu tạo ngoài quạt điện
Cấu tạo bên ngoài của quạt điện gồm những bộ phận cơ bản như lồng, thân, cánh và động cơ quạt
Lồng quạt: Làm bằng kim loại với các nan chắc chắn giúp bao bọc bảo vệ cánh và đảm bảo an toàn cho người sử dụng
Thân quạt: Là bộ phận giữ cho lồng quạt luôn thẳng và chắc chắn khi quay với vận tốc nhanh
Cánh: Là nơi tạo ra gió khi được truyền lực quay từ động cơ, cánh có nhiều kiểu dáng, số lượng và màu sắc khác nhau tạo sức gió mạnh hoặc yếu
Động cơ: Bộ phận tạo sự chuyển động giúp cánh quay tạo ra gió.
Cấu tạo bên trong quạt điện
Bên trong của quạt điện gồm những bộ phận chính như motor, roto, tụ điện. Ngoài ra các nhà sản xuất còn gắn thêm nhiều thành phần khác để tăng độ ổn định, bền bỉ cho sản phảm như TC cảm biến.
Nguyên lý làm việc của quạt điện là gì?
Nguyên lý của quạt điện cũng rất đơn giản: Khi ta kết nối quạt với nguồn điện và bật công tắc khởi động, dòng điện lúc này sẽ chạy vào bên trong các cuộn dây đồng quấn trên lõi sắt từ tác động tới roto. Tại đây sẽ tạo ra dòng điện lệch pha trong tụ điện, tác động khiến roto quay đồng thời kéo theo cánh quạt cũng quay và tạo ra gió.
Khi bật các tốc độ nhanh chậm khác nhau thì các bộ phận bên trong sẽ lập tức kết nối và tạo ra sự chuyển động mạnh yếu cho luồng gió.
Hy vọng thông tin chia sẻ về cấu tạo quạt điện và nguyên lý hoạt động của thiết bị này có thể giúp bạn giải đáp được những thắc mắc cũng như có sự am hiểu về thiết bị này từ đó có thể sử dụng dễ dàng và an toàn hơn.
Tham khảo thêm:
- Nguyên nhân và cách xử lý khi motor quạt bị nóng
- Giải thích tại sao cánh quạt khi quay bụi thường bám trên cánh?